Vietcombank là một trong những ngân hàng được khách hàng lựa chọn vay vốn nhất bởi lãi suất vay rất hấp dẫn, cũng vì lý do đó mà thủ tục vay vốn tại Vietcombank cũng có phần phức tạp hơn một số ngân hàng khác.
Hiện nay đối với khách hàng cá nhân, Vietcombank đang triển khai hai hình thức vay tín chấp là gói vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo và vay thế chấp là các gói vay mua nhà, vay mua xe, vay tiêu dùng, vay mua bất động sản hay vay kinh doanh.
Hai hình thức vay tín chấp và vay thế chấp tại Vietcombank có cách tính lãi suất vay khác nhau vậy công thức và cách tính lãi suất vay ngân hàng Vietcombank mới nhất hiện nay của hai hình thức vay này như thế nào?
Cách tính lãi suất vay thế chấp Vietcombank mới nhất
Khách hàng vay thế chấp tại VCB với mục đích mua nhà, mua xe, kinh doanh hay tiêu dùng đều được tính lãi hàng tháng theo một phương pháp và công thức sau:
- Phương pháp tính lãi suất vay: Dư nợ giảm dần. Với phương pháp tính này thì số tiền phải trả hàng tháng giảm dần.
- Công thức tính lãi vay thế chấp: Số lãi phải trả hàng tháng = Số gốc còn lại đầu kỳ x lãi suất/12
Ví dụ cụ thể về cách tính lãi suất vay mua nhà Vietcombank hiện nay:
Khách hàng A vay 800 triệu mua nhà với tài sản đảm bảo là thế chấp căn nhà chuẩn bị mua trong thời gian 8 năm, lãi suất vay mua nhà là 15%/năm. Kỳ tính lãi theo tháng là 30 ngày.
– Số tiền gốc phải trả hàng tháng = 800 triệu : 96 tháng = 8.333.333 đ
– Số tiền lãi phải trả tháng đầu tiên = 800 triệu x 15% : 12 = 10.000.000 đ
– Vậy tổng số tiền mà khách hàng vay mua nhà phải trả cho tháng đầu tiên = 8.333.333 + 10.000.000 = 18.333.333 đ
Như vậy các bạn lưu ý về cách tính lãi suất vay mua nhà của ngân hàng Vietcombank
- Tổng số tiền phải trả hàng tháng = số tiền gốc phải trả hàng tháng + số tiền lãi phải trả hàng tháng, trong đó:
- Số tiền gốc phải trả hàng tháng là đều nhau vì lấy tổng số tiền vay chia đều cho số tháng vay
- Số tiền gốc phải trả hàng tháng giảm dần vì số tiền gốc còn lại đầu kỳ = số tiền gốc còn lại đầu kỳ trước đó – (trừ đi) số tiền gốc phải trả hàng tháng.
Với ví dụ này, lãi suất giả định là 15% và không đổi suốt quá trình vay 96 tháng. Tuy nhiên khi vay khách hàng sẽ được ưu đãi lãi suất khoảng 6,5% trong thời hạn 3/6/9/12 tháng. Hết thời gian ưu đãi, khoản vay sẽ áp dụng lãi suất thả nổi = LSTK 24T + Biên 3,5%. Khi đó bạn chỉ cần thay đổi lãi suất trong thức trên là ra khoản lãi phải trả chính xác nhất. Xem ngay lãi suất thả nổi của ngân hàng Vietcombank hiện nay để có số liệu tính toán đúng nhất.
Bạn có thể sử dụng công cụ tính lịch trả nợ của VCB để kiểm tra kết quả như sau:
= >> Nếu bạn vẫn còn lăn tăn về cách tính lãi suất vay Vietcombank hãy truy cập tại đây mình đã làm file excel với công thức cụ thể để các bạn tiện theo dõi.
Cách tính lãi suất vay tín chấp Vietcombank mới nhất
- Phương pháp tính lãi suất vay: Dư nợ ban đầu. Với phương pháp tính này thì số tiền phải trả hàng tháng bằng nhau và cố định
- Công thức tính lãi vay tín chấp: Số tiền phải trả hàng tháng A =[N* r * (1+r)^n] / [(1+r)^n – 1]
Trong đó:
- Ký hiệu “ * “ là nhân; ký hiệu “ / “ là chia
- N – dư nợ còn lại kỳ đầu tiên
- r – lãi suất/tháng (Hoặc r = lãi suất năm/12)
- n – thời hạn vay
Ví dụ cụ thể về cách tính lãi suất vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo của ngân hàng VCB hiện nay: Khách hàng Hoa vay tín chấp 120 triệu tại VCB trong thời hạn 36 tháng, lãi suất vay tiêu dùng của VCB tại thời điểm đó là 12%/năm. Kỳ tính lãi theo tháng là 30 ngày
- Lãi suất vay/tháng = 12%/12 = 1%/tháng
- Số tiền phải trả hàng tháng =[N* r * (1+r)^n] / [(1+r)^n – 1] = [120 triệu * 1% * (1+1%)^36] / [(1+1%)^36 -1] = 3.985.717
- Số tiền lãi phải trả tháng đầu tiên = 120 triệu * 1% = 1.200.000 đ
-> Số tiền gốc phải trả tháng đầu tiên = Số tiền phải trả hàng tháng – số tiền lãi trả tháng đầu tiên = 3.985.717 – 1.200.000 = 2.785.717 đ
Xem chi tiết lịch trả nợ và các công thức tính lãi suất vay tín chấp tại File excel để nắm rõ hơn và tự tính cho khoản vay của mình.
Như vậy bạn đã nắm rõ cách tính lãi suất vay Vietcombank cho cả hai trường hợp vay thế chấp và vay tín chấp. Cách tính này là sát nhất và mới nhất của Vietcombank, tuy nhiên khi vay thực tế số liệu có thể sẽ chênh lệch chút ít vì một số yếu tố như bạn mua bảo hiểm khoản vay, các loại phí thẩm định tài sản, kỳ tính lãi theo tháng theo ngày vay thực tế của khách hàng nên có tháng 30 ngày, 31 ngày hoặc kỳ đầu tiên ít hơn 30 ngày…. sự chênh lệch sẽ không đánh kể nên bạn hoàn toàn dựa vào hai công thức trên để tính số tiền phải trả hàng tháng phù hợp với khả năng thu nhập của mình.