Thật đơn giản để biết số tiền lãi khi gửi tiết kiệm ngân hàng bằng cách hỏi trực tiếp nhân viên giao dịch hoặc khi gửi tiền tiết kiệm online bạn chỉ cần điền số tiền gửi, kỳ hạn gửi thì ứng dụng ngân hàng hiển thị nhanh thông tin số tiền lãi. Tuy nhiên nhiều người vẫn muốn biết cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng như thế nào để có phương án gửi tiền hiệu quả nhất.
Có một điều ít người để ý đó là có 3 hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến tương ứng với 3 cách tính lãi tiết kiệm khác nhau. Bài viết sau đây hướng dẫn 3 cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng trên excel, đó là:
- Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm theo tháng: Tức là khách hàng gửi tiền và chọn một kỳ hạn như kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng….13 tháng, 36 tháng và sau đó hết kỳ hạn thì đáo hạn toàn bộ.
- Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm cộng dồn: Tức là khách hàng gửi tiết kiệm một số tiền nhất định và chọn một kỳ hạn (⅓…36 tháng) nhưng sẽ chọn hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng.
- Cách tính lãi suất tiết kiệm tích lũy: Tức là khách hàng gửi tiết kiệm một số tiền đều đặn hàng kỳ hay còn gọi là gửi góp hàng tháng và mỗi số tiền gửi đều chọn hình thức đáo hạn lãi nhập gốc quay vòng.
Lưu ý bài viết tính tiền lãi theo hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
1- Hướng dẫn cách tính lãi suất gửi tiết kiệm theo tháng
Khi gửi tiền tiết kiệm theo từng kỳ hạn và tất toán toàn bộ khi đến hạn thì tiền lãi được tính theo lãi suất đơn. Nên tiền lãi chỉ tính một lần duy nhất dựa trên số tiền gửi ban đầu.
Cách tính lãi suất tiết kiệm theo tháng
- Tiền lãi gửi tiết kiệm = Số tiền gửi x số tháng gửi x lãi suất/tháng
- Riêng trường hợp gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm( 12 tháng) thì Tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất gửi/năm
- Tổng số tiền tiết kiệm khi tất toán = Số tiền gửi + tiền lãi gửi tiết kiệm
- Số tiền tiết kiệm thực nhận sau đáo hạn = Số tiền gửi + tiền lãi gửi tiết kiệm – phí rút tiền tại quầy (nếu có)
Lưu ý: Bảng lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng là lãi suất theo năm, bạn cần tính lãi suất theo tháng = lãi suất theo năm : 12
Ví dụ cách tính lãi suất gửi tiết kiệm 1 tháng
Khách hàng gửi tiết kiệm 10 triệu với kỳ hạn 1 tháng, lãi suất 4,5%/năm.
- Tiền lãi gửi tiết kiệm 1 tháng= 10.000.000 x 1 x 4,5%/12 = 37.500
- Tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi tất toán = 10.000.000 + 37.500 = 10.037.500đ
Ví dụ cách tính lãi suất gửi tiết kiệm 3 tháng
Khách hàng gửi tiết kiệm 20 triệu với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 4,8%/năm.
- Tiền lãi gửi tiết kiệm 1 tháng= 20.000.000 x 3 x 4,8%/12 = 240.000
- Tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi tất toán = 20.000.000 + 240.000 = 20.240.000đ
Ví dụ cách tính lãi suất tiết kiệm 6 tháng
Khách hàng gửi tiết kiệm 50 triệu với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 6,7%/năm
- Tiền lãi gửi tiết kiệm khi đáo hạn sau 6 tháng = 50.000.000 x 6 x 6,7%/12 = 1.675.000
- Tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi tất toán= 50.000.000 + 1.675.000 = 51.675.000đ
Tương bạn có thể tính lãi suất tiết kiệm 13 tháng, 24 tháng hay 36 tháng. Xem chi tiết cách tính lãi tiền gửi hàng tháng trên excel TẠI ĐÂY!
2- Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm cộng dồn
Khi bạn gửi một số tiền cố định với kỳ hạn bất kỳ và chọn hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng thì tiền lãi gửi tiết kiệm được tính theo lãi suất kép. Khi đó toàn bộ số tiền được tất toán bao gồm cả gốc và lãi của kỳ trước được tiếp tục gửi sang kỳ hạn mới, như vậy tiền lãi của kỳ hạn mới được tính trên số tiền gốc và tiền lãi của kỳ hạn cũ và cứ tiếp tục cho đến khi bạn đáo hạn.
Lưu ý: Khi gửi tiết kiệm tại quầy thì hình thức này thường được gọi là tiết kiệm gửi góp, còn gửi tiền tiết kiệm Online sẽ chọn hình thức lãi nhập gốc quay vòng.
Công thức tính lãi suất kép: FV = PV x (1+r/n)^nt
- FV (Future Value): giá trị tương lai, hay gọi là số tiền tiết kiệm nhận về trong tương lai
- PV (Present Value): giá trị hiện tại, hay gọi là số tiền gốc gửi ban đầu
- r – Interest Rate: lãi suất thực
- n – số lần tiền lãi được nhập gốc mỗi năm
- t – số năm gửi tiết kiệm
Suy ra tổng số tiền gửi tiết kiệm nhận được khi tất toán là
= Số tiền gửi gốc x (1+ lãi suất tiết kiệm/số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)^(số năm gửi tiết kiệm x số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)
Ví dụ Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm cộng dồn trong 5 năm:
Khách hàng gửi tiết kiệm 200 triệu với kỳ hạn 1 năm (12 tháng), lãi suất 6,8% và chọn hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng, đến 5 năm mới tất toán khoản tiết kiệm sẽ nhận về bao nhiêu?
Tổng tiền tiết kiệm thực nhận sau 5 năm = 200.000.000 x (1 + 6,8%)^5 = 277.898.536 đ
Tổng tiền lãi sau 5 năm = 277.898.536 – 200.000.000 = 77.898.536
Thực ra bạn có thể tính tiền lãi của cách gửi tiết kiệm cộng dồn theo lãi suất đơn là số tiền lãi từng năm = số tiền gửi * lãi suất/năm
Số lần gửi | Số tiền gửi
(tiền gốc đầu kỳ) |
Tiền lãi sau mỗi kỳ gửi | Cách tính tiền lãi |
1 | 200.000.000 | 13.600.000,0 | = 200.000.000 x 6,8% |
2 | 213.600.000 | 14.524.800,0 | = 213.600.000 x 6,8% |
3 | 228.124.800 | 15.512.486,4 | = 228.124.800 x 6,8% |
4 | 243.637.286 | 16.567.335,5 | = 243.637.286 x 6,8% |
5 | 260.204.622 | 17.693.914,3 | = 260.204.622 x 6,8% |
6 | 277.898.536 | ||
Như vậy hết 5 năm, khách hàng nhận được tổng số tiền là 277.898.536, nên tiền lãi = 277.898.536 – 200.000.000 = 77.898.536 |
Như vậy hai cách tính cho kết quả như nhau, tính theo công thức lãi suất kép sẽ nhanh hơn.
→ Xem chi tiết cách tính lãi tiền gửi tiết kiệm theo hình thức cộng dồn TẠI ĐÂY!
3- Cách tính lãi suất tiết kiệm tích lũy
Khi khách hàng gửi tiết kiệm đều đặn một số tiền hàng kỳ và chọn hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng thì mỗi một lần gửi tiền sẽ được tính theo lãi suất kép và tổng số tiền đáo hạn của các lần gửi ta tính được số tiền nhận về khi gửi tiết kiệm tích lũy.
Vẫn áp dụng công thức tính theo lãi kép ta có:
Công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy = T1 + T2 + T3+ …+ Tn
Trong đó,
T1 là tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi đáo hạn của lần gửi đầu tiên
= Số tiền gửi lần 1 x (1+ lãi suất tiết kiệm lần 1 /số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)^(số năm gửi tiết kiệm của lần 1 x số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)
T2 là tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi đáo hạn của lần gửi thứ 2
= Số tiền gửi lần 2 x (1+ lãi suất tiết kiệm lần 2 /số lần tiền lãi nhập gốc của lần 2)^(số năm gửi tiết kiệm của lần 2 x số lần tiền lãi nhập gốc của lần 2)
…
Tn là tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi đáo hạn của lần thứ n
= Số tiền gửi lần 1 x (1+ lãi suất tiết kiệm lần thứ n /số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)^(số năm gửi tiết kiệm của lần thứ n x số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)
Ví dụ cách tính lãi suất tiết kiệm tích lũy
Khách hàng gửi tiết kiệm 1 triệu với kỳ hạn 1 tháng, lãi suất 5%/năm và chọn hình thức lãi nhập gốc quay vòng. Theo đó mỗi tháng khách hàng đều dành dụm để gửi tiết kiệm 1 triệu với kỳ hạn cũ (1 tháng) và hình thức lãi nhập gốc quay vòng. Cứ như vậy khách hàng gửi tiết kiệm tích lũy và đều đặn trong 5 năm (60 tháng).
Ta có:
Lần gửi thứ 1: Tổng số tiền nhận được khi đáo hạn (sau 5 năm) = 1.000.000 x (1+5%/12)^60 = 1.283.359
Lần gửi thứ 2: Tổng số tiền nhận được khi đáo hạn (sau 4 năm 11 tháng) = 1.000.000 x (1+5%/12)^59 = 1.278.034
….
Lần gửi thứ 60: Tổng số tiền nhận được khi đáo hạn (sau 1 tháng) = 1.000.000 x (1+5%/12)^1 = 1.004.167
→ Hướng dẫn Chi tiết cách tính lãi suất tiết kiệm tích lũy trên excel TẠI ĐÂY!
Số lần gửi tiết kiệm (Mỗi tháng gửi 1 lần, gửi trong 5 năm là 60 lần) |
Số tiền gửi hàng tháng | Số tháng tính lãi của kỳ gửi |
Tổng số tiền nhận được khi đáo hạn |
Lần gửi tiết kiệm thứ 1 |
1.000.000 |
60 | 1.283.359 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 2 |
1.000.000 |
59 | 1.278.034 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 3 |
1.000.000 |
58 | 1.272.730 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 4 |
1.000.000 |
57 | 1.267.449 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 5 |
1.000.000 |
56 | 1.262.190 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 6 |
1.000.000 |
55 | 1.256.953 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 7 |
1.000.000 |
54 | 1.251.737 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 8 |
1.000.000 |
53 | 1.246.544 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 9 |
1.000.000 |
52 | 1.241.371 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 10 |
1.000.000 |
51 | 1.236.220 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 11 |
1.000.000 |
50 | 1.231.091 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 12 |
1.000.000 |
49 | 1.225.982 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 13 |
1.000.000 |
48 | 1.220.895 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 14 |
1.000.000 |
47 | 1.215.829 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 15 |
1.000.000 |
46 | 1.210.784 |
Lần gửi tiết kiệm thứ 16 |
— |
Dù tính suất gửi tiết kiệm ngân hàng bằng cách nào thì bạn vẫn có số tiền lãi như vậy nên để gửi tiết kiệm hiệu quả nhất là bạn thực hiện một cách đều đặn và dài hạn.